Xã hội Khánh_Hòa

Dân cư

Bản đồ phân bố dân số Khánh Hòa
Lịch sử phát triển
dân số
NămDân số
189811.218
190611.700
191011.440
192989.612
1966288.214
1968367.975
1970572.533
1973623.900
1975630.940
1989817.530
1991878.922
1994943.532
1997996.700
19981.016.349
19991.034.900
20001.054.658
20021.077.200
20041.104.000
20061.125.200
20081.149.300
2009 (1/4)1.156.903
2009 (31/12)1.158.200
20101.167.700
2011 (1/4)1.174.848
2019 (1/4)1.231.107
Nguồn:[58][59]

Theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2019 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.231.107 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km², trong đó nam giới có khoảng 612.513 người (49.75%) và nữ giới khoảng 618.594 người (50.35%); tỷ lệ tăng dân số của tỉnh bình quân từ năm 2009-2019 là 0,62%; tỷ số giới tính là 97,9%. Theo điều tra biến động dân số năm 2019, Khánh Hòa có 520.008 người sinh sống ở khu vực đô thị (42,2% dân số toàn tỉnh) và 711.099 người sống ở khu vực nông thôn (57,8%).[60].

Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Huyện Diên Khánh và thành phố Cam Ranh cũng có mật độ dân số khá cao (xấp xỉ 400 người/km²) thị xã Ninh Hòa và các huyện còn lại ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn và gần bằng mức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km²), các huyện miền núi có mật độ dân số tương đối thấp là Khánh Sơn (62 người/km²) và Khánh Vĩnh (29 người/km²). Nơi có mật độ dân số thấp nhất tỉnh là huyện đảo Trường Sa (0,39 người/km²).[58] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2010 thì toàn tỉnh có khoảng 519.600 người sinh sống tại khu vực thành thị và 648.100 sinh sống ở khu vực nông thôn.[61]

Về độ tuổi năm 2009 toàn tỉnh có 526.061 người dưới 25 tuổi (45% dân số), 450.393 người từ 25 đến 50 tuổi (39% dân số) và 183.150 trên 50 tuổi (16%)

Dân tộc

Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc Kinh có 1.095.981 người sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. Dân tộc thiểu số lớn nhất là người Raglai với 45.915 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng (palây). Tại các khu vực giáp ranh với Lâm ĐồngĐăk Lăk có khoảng 4.778 người Cơ-ho và 3.396 người Ê-đê sinh sống. Dân tộc Hoa có khoảng 3.034 người tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang (khoảng 2.000 người), thị xã Ninh Hòa và các xã phía Đông huyện Diên Khánh. Một nhóm thiểu số chính khác là người Tày (1.704) và người Nùng (1.058) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào trong cuộc di cư năm 1954 và trong các năm gần đây sinh sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh. Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc chiếm 1 thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ... Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam. Vì vậy mà ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa chỉ còn khoảng 290 người.

Một căn nhà sàn của người Ra Glai.

Trên địa bàn thành phố Nha Trang cũng có một vài nhóm người nước ngoài sinh sống và làm việc thường xuyên trong những năm gần đây, một ít trong số họ hiện đã định cư lâu dài và nhập quốc tịch Việt Nam.[62]

Tôn giáo

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, toàn tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm của cuộc tổng điều tra dân số năm 2019, Khánh Hòa có 375.316 người tự khẳng định mình có tín ngưỡng, nhiều nhất là Phật giáo 210.560 người; tiếp đến là Công giáo 132.992 người, đạo Tin Lành 24.500 người, đạo Cao Đài 6.819 người, Phật giáo Hòa Hảo 284 người và các tôn giáo khác là Hồi giáo 94 người, Bà La Môn 25 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam 17 người, Baha'i giáo 13 người và Minh Sư đạo 12 người. Phật giáo tập trung nhiều nhất ở Nha Trang (50,4%) và Diên Khánh; Công giáo tập trung nhiều ở Cam Lâm, đạo Cao Đài tập trung ở Cam Ranh; đạo Tin Lành tập trung ở Khánh SơnKhánh Vĩnh. Riêng Phật giáo Hòa Hảo phân bố chủ yếu ở xã Ninh Ích.[62]

Đô thị hóa

Khánh Hòa là tỉnh có số dân đô thị cao nhất trong các tỉnh thuộc khu vực miền Trung với 584.200 người (năm 2011)[60] chiếm khoảng 48,8% dân số toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 1 đô thị loại I (thành phố Nha Trang), 1 đô thị loại III (thành phố Cam Ranh), 3 đô thị loại IV (thị xã Ninh Hòa và các thị trấn Diên Khánh, Vạn Giã) cùng với 7 đô thị loại V (các thị trấn Cam Đức, Khánh Vĩnh, Tô Hạp và các xã Đại Lãnh, Suối Hiệp, Suối Tân, Ninh Sim[63]). Phần lớn các đô thị lớn nằm ở vùng duyên hải và dọc theo quốc lộ 1A, một vài đô thị khác nằm dọc theo các hành lang đông dân cư ven các sông chính và các tuyến đường nối vùng duyên hải lên Tây Nguyên như trục Ninh Hòa - Ninh Sim nằm dọc theo sông Dinh và quốc lộ quốc lộ 26 nối lên Buôn Ma Thuột. Trục Diên Khánh - Khánh Vĩnh nằm ven theo sông Cái và quốc lộ 27C (Đường 723 cũ) nối lên Đà Lạt.

Theo kết luận số 53-KL/TW ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị, Tỉnh Khánh Hòa được phép quy hoạch thành thành phố trực thuộc trung ương trong quy hoạch đến năm 2020

Khoa học - Giáo dục

Trường Đại học Nha Trang

Nền khoa học ở Khánh Hòa được đặt nền móng từ thời Pháp thuộc với việc hình thành hai cơ sở khoa học thực nghiệmViện Pasteur Nha Trang vào năm 1891, nghiên cứu về vệ sinh dịch tễ và Sở Ngư nghiệp Đông Dương năm 1922 (tiền thân của Viện Hải dương học Nha Trang) chuyên nghiên cứu về biển và động vật biển. Lĩnh vực khoa học từ đó dần dần được mở rộng sang các ngành khoa học ứng dụng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu tại Khánh Hòa gồm có việc bảo tồn và phát triển trầm hương, kỳ nam, duy trì và nuôi dưỡng chim yến, nghiên cứu các hình thức nuôi trồng thủy sản trên biển,...[64]

Trước thời nhà Nguyễn, vì là đất mới được mở mang, lại xa kinh đô, nên nền giáo dục Khánh Hòa gần như không phát triển. Người Khánh Hòa thời đó không có đóng góp gì trong địa hạt văn chương thi phú. Mãi đến đời vua Gia Long, triều đình mới cho lập trường dạy chữ ở phủ Diên Khánh và Bình Hòa. Học sinh sau khi có bằng Tiểu học phải ra Quy Nhơn hoặc các tỉnh khác để tiếp tục học lên Trung học, cho đến năm 1936, khi trường trung học đầu tiên được mở tại Nha Trang là Trường trung học tư thục Kim Yến (Institution Kim Yến), làm nơi học tập cho học sinh từ Phan Thiết đến Quy Nhơn. Đầu năm 1947, Trường Trung học Nha Trang (tiền thân của Trường Phổ thông trung học Lý Tự Trọng) được thành lập. Sang đến năm 1952, trường đổi tên thành Trường Trung học Võ Tánh và chuyển đến địa điểm hiện nay. Năm 1957, trường Võ Tánh được Bộ Giáo dục Quốc gia nâng cấp lên bậc Đệ nhị cấp (tương đương bậc Phổ thông trung học ngày nay).[65] Kể từ đó, học sinh tại Khánh Hòa có thể đi học đến khi tốt nghiệp Tú tài ngay tại tỉnh nhà mà không phải khăn gói đi ra ngoài. Năm 1971, Khánh Hòa có cơ sở đào tạo bậc đại học đầu tiên là Đại Học Cộng đồng Duyên Hải [66] tại Nha Trang. Sau ngày thống nhất đất nước, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, được chuyển từ Hải Phòng vào.[67] Hiện nay, Khánh Hòa có đầy đủ các bậc học, ngành học, phục vụ cho tất cả các đối tượng học sinh sinh viên tại tỉnh (được kê trong bảng phía dưới).

Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng và Cơ sở nghiên cứu khoa học tại Khánh Hòa
Đại họcCao đẳngViện Nghiên cứu
Trường Đại học Nha TrangTrường Cao đẳng Sư phạm trung ương Nha TrangViện Pasteur Nha Trang
Trường Đại học Khánh HòaTrường Cao đẳng Y tế Khánh HòaViện Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh

(chi nhánh Nha Trang)

Trường Đại học Thái Bình DươngTrường Cao đẳng nghề Nha TrangViện Hải dương học Nha Trang
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
(cơ sở Nha Trang)
Trường Cao đẳng Du lịch Nha TrangViện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC)
Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
(cơ sở Ninh Hòa)
Trường Cao đẳng Nghề Quốc tế Nam ViệtViện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang
Học viện Hải quânTrường Cao đẳng Nghề Việt MỹLiên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất công trình miền Trung
Trường Sĩ quan không quânTrung tâm nghiên cứu Thủy sản III
Trường Đại học Thông tin liên lạcPhân viện thú y miền Trung
Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
(chi nhánh ven biển)
Đài Khí tượng - Thủy văn Nam Trung Bộ
Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung

Y tế

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có hệ thống Y tế phát triển nhất ở khu vực Nam Trung Bộ. Theo quyết định 1047/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì Nha Trang là một trong 3 trung tâm y tế của vùng Nam Trung Bộ[68]. Tính đến 30/6/2017, Toàn tỉnh có tổng số bác sỹ công lập/10.000 dân là 6,83; thực hiện được 29,5 giường/10.000 dân; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại Khánh Hòa đạt 8,86% (chỉ tiêu giao là 9%); tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 81,93%. Hệ thống tuyến y tế cơ sở được quan tâm đầu tư phát triển đã góp phần làm giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên và tạo thuận tiện trong chăm sóc sức khỏe của người dân ở cấp cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 137/140 xã có trạm y tế xã (riêng 3 trạm y tế của huyện Trường Sa do Quân đội quản lý), Ngoại trừ huyện đảo huyện đảo Trường Sa, Toàn bộ các đơn vị hành chính cấp huyện đều có bệnh viện tuyến huyện trực thuộc trung tâm y tế, 100% bệnh viện tuyến huyện được xây dựng mới đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa là bệnh viện xếp hạng I[69], 1 trong 10 bệnh viện đa khoa cấp vùng của cả nước [70]

Danh sách các bệnh viện tại Khánh Hòa
Bệnh viện công lậpBệnh viện tư nhân và bán công
Tên Bệnh việnĐịa chỉTên Bệnh việnĐịa Chỉ
Bệnh viện trực thuộc các bộ ngànhBệnh viện đa khoa

22-12 (bán công)

34/4 Nguyễn Thiện Thuật,

TP. Nha Trang

Bệnh viện Quân y 8778 Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ

TP. Nha Trang

Bệnh viện

Giao thông Vận tải 6 (bán công)

23/10, xã Vĩnh Hiệp,

TP Nha Trang

Bệnh viện tuyến tỉnhBệnh viện Đa khoa

Tâm Trí Nha Trang

57-59 Cao Thắng, Phước Long,

TP. Nha Trang

Bệnh viện Đa Khoa

tỉnh Khánh Hòa

19 Yersin, phường Lộc Thọ

TP. Nha Trang

Bệnh viện Mắt

Sài Gòn – Nha Trang

9-24 Khu dân cư Cầu Dứa, Vĩnh Hiệp,

TP. Nha Trang

Bện viện Lao và bệnh Phổi

Khánh Hòa

Núi Sạn, Đồng Đế, phường Vĩnh Hải,

TP. Nha Trang

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế

Vinmec Nha Trang

42A Trần Phú, Phường Vĩnh Nguyên,

TP. Nha Trang

Bệnh viện Da Liễu tỉnh

Khánh Hòa

165 Nguyễn Khuyến, phường Vĩnh Hải,

TP. Nha Trang

Bệnh viện Y học cổ truyền

và Phục hồi chức năng Khánh Hòa

Hòn Chồng, Phường Vĩnh Thọ

TP. Nha Trang

Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần

Khánh Hòa

Thôn Tân Định, xã Diên Phước,

huyện Diên Khánh

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Khánh Hòa

Đường 23/10, thôn Phú Ân Nam 1, xã Diên An,

huyện Diên Khánh

Bệnh viện Đa khoa khu vực

Cam Ranh

97 Nguyễn Thái Học, phường Cam Lộc,

TP. Cam Ranh

Bệnh viện Đa khoa khu vực

Ninh Hòa

Tổ dân phố 16, Phường Ninh Hiệp,

Thị Xã Ninh Hòa

Bệnh viện tuyến huyện
Bệnh viện Đa Khoa

Huyện Vạn Ninh

Thôn Tân Đức Đông, xã Vạn Lương,

huyện Vạn Ninh

Bệnh viện Đa khoa khu vực

Ninh Diêm

Tổ dân phố Phú Thọ 2, phường Ninh Diêm,

Thị xã Ninh Hoà

Bệnh viện Đa khoa

Huyện Diên Khánh

QL1A, Thôn Đông, Xã Diên Điền,

Huyện Diên Khánh

Bệnh viện Đa Khoa

Huyện Cam Lâm

Thôn Tân Hòa, thị trấn Cam Đức,

huyện Cam Lâm

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khánh_Hòa http://www.britannica.com/EBchecked/topic/90432/Ca... http://local.msn.com/worldweather.aspx?eid=23280&q... http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=0104&... http://ts3.yitvn.com/vungnuoi.aspx?id=2 http://www.hawaii.edu/hivandaids/Anchoring_America... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb125075053 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb125075053 http://id.loc.gov/authorities/names/n93098924 http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2007/09/3b9f9db8/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2002/07/3b9bddb5/